Pin smartphone hiện nay hầu như không thể vượt quá 1 ngày sử dụng. Nhưng một trong những nguyên nhân dẫn tới việc pin smartphone nhanh chai là do người dùng sạc sai cách.Theo công ty chuyên về pin Battery University thì pin lithium-ion phổ biến trên các smartphone hiện tại rất nhạy cảm với tình trạng 'căng tải'. Nếu trạng thái 'căng tải' của pin bị kéo dài sẽ là vô cùng tồi tệ với tuổi thọ của pin.
Để kéo dài tuổi thọ pin và cũng để người dùng không phải lo lắng nhiều việc chuyện sạc pin điện thoại, chỉ cần nhớ 4 điểm sau đây:
Rút sạc ngay khi pin đã đầy
Theo Battery University, cắm sạc liên tục khi pin đã đầy, như trường hợp sạc qua đêm, là điều tồi tệ với pin trong thời gian dài.
Khi smartphone đã được sạc đầy 100%, nếu chúng ta vẫn tiếp tục cắm sạc, nó sẽ tiếp tục chế độ sạc "nhỏ giọt" để giữ mức pin đầy 100%. Điều này khiến cục pin luôn ở trong trạng thái "căng tải" và gây ra hiện tượng hao mòn hóa học.
Để giải thích rõ hơn cho vấn đề trên, Battery University đưa bằng chứng, "khi pin đã sạc đầy cần phải được rút sạc khỏi thiết bị" giống như việc chúng ta thư giãn các cơ bắp sau khi đã tập luyện với cường độ cao. Bạn sẽ rất dễ bị đau hoặc các trấn thương tồi tệ hơn nếu không ngừng việc tập luyện trong nhiều tiếng đồng hồ.
Không cần cố gắng sạc đầy 100%
Nhất là khi bạn không đủ thời gian để làm việc đó. Cũng theo Battery University, pin lithium-ion không cần thiết phải sạc đầy. Trên thực tế, không sạc đầy sẽ tốt hơn bởi vì như thế sẽ tránh được trạng thái pin "căng tải" khi tiếp xúc với điện thế cao.
Vì thế bạn có thể thoải mái rút sạc điện thoại của mình bất cứ lúc nào trong ngày ngay cả khi pin chưa đầy.
Sạc pin ngay khi cần
Pin smartphone sẽ tốt hơn nếu bạn thỉnh thoảng cắm sạc chúng thay vì sạc liên tục trong một thời gian dài, khi pin đã gần kiệt. Thực tế, việc sạc pin tốt nhất khi nó vừa sụt khoảng 10%. Thông tin này từ Battery University có thể ngược với suy nghĩ lâu nay của nhiều người. Vì thế mọi người có thể cắm sạc bất cứ khi nào cần.
Việc cắm và rút sạc nhiều lần trong ngày, theo Battery University, không những tối ưu cho pin trong thời gian dài mà còn giúp smartphone đủ năng lượng làm việc liên tục.
Giữ pin mát
Pin rất "nhạy cảm" với nhiệt độ cao. Chính vì thế mà Apple khuyến cáo người dùng không nên để vỏ bảo vệ khi sạc, giúp việc tản nhiệt cho pin được tốt hơn trong lúc sạc. Nếu bạn thấy smartphone của mình bị nóng khi đang sạc, điều đầu tiên là bạn nên tháo vỏ bảo vệ. Sau đó làm mát máy (chuyển sang chế độ Airplane hoặc tắt nguồn rồi sạc tiếp)...
H.P (theo Techinsider)
XEM THÊM  Lan truyền clip ăn chuột bao tử kinh sợ ">
Để sạc pin điện thoại chuẩn cần nhớ 4 điểm sau
|
|
Thủy kích là hiện tượng xe ô tô bị nước tràn vào đường hút gió của máy khiến cho xe bị chết máy đột ngột. Khi gặp hiện tượng chết máy, một số lái xe thường cố gắng nổ máy khiến cho nước tràn vào nhiều hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng hư hỏng của xe.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng xe bị thủy kích là do xe gặp phải tình trạng ngập nước. Mức nước dâng cao sẽ bị hút vào đường hút gió (khí nạp) của máy. Khi máy vận hành bình thường, các piston đang lao lên ép hỗn hợp khí nạp với tốc độ cao, do hỗn hợp khí nạp đã bị nước chiếm chỗ và vì nước không chịu nén nên chính lực ép này đã tạo phản lực làm biến dạng cong các tay biên và piston. Khi tay biên cong quá có thể sẽ dẫn đến tình trạng tay biên bị gẫy. Đoạn tay biên piston gãy sẽ tiếp tục được đẩy theo chu kì, dẫn tới làm xước xilanh hay nghiêm trọng hơn là chọc thủng lốc máy, gây hậu quả nặng nề. Đây được coi là một trong những thiệt hại nghiêm trọng nhất đối với xe hơi.
Ngoài ra, một nguyên nhân nữa cũng có thể khiến xe ô tô của bạn bị thủy kích là do một số bộ phận bên trong máy bị hư hại (chẳng hạn như gioăng quy lát) cũng có thể khiến nước làm mát lọt vào động cơ nếu chẳng may đi vào vùng ngập nước. Cuối cùng, hệ thống phun nhiên liệu hay chế hoà khí hỏng cũng có thể gây nên hiện tượng thuỷ kích.C
Cách tránh cho xe bị thủy kích
Thủy kích là nỗi sợ hãi của hầu hết các chủ phương tiện trong mùa mưa, ngập. Thế nhưng, nếu có những biện pháp xử lý tốt, bạn vẫn có thể tránh cho chiếc xe của mình bị thủy kích.
Tốt nhất, người dùng không nên đi xe vào vùng nước ngập sâu. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bắt buộc, bạn vẫn có thể lái xe qua vùng ngập nhưng không nên để nước ngập quá tâm bánh xe. Đặc biệt chú ý khi có xe chạy cùng chiều và ngược chiều vì có thể xảy ra hiện tượng tạo sóng, làm nước dâng cao hơn và tăng nguy cơ nước tràn vào đường nạp gió, vào lọc gió động cơ.
">